Về việc chủ động phòng, chống
Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, sẵn sàng chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả do bão, mưa lớn gây ra; dọn dẹp, vệ sinh trường lớp ngay sau mưa bão đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phòng tránh dịch bệnh để chuẩn bị các điều kiện phục vụ năm học mới; Tiếp tục, khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố và Bộ GD&ĐT tại các Văn bản: số 1968/UBND-TL ngày 03/9/2024, số 05/CĐ-CT ngày 04/9/2024 và số 1170/CĐ-BGDĐT ngày 04/9/2024.
Chủ động phương án, kế hoạch ứng phó với bão của đơn vị. Phân công lực lượng trực chống bão 24/24h; cắt tỉa hoặc gia cố hệ thống cây xanh đề phòng gãy, đổ; chuẩn bị dụng cụ, vật tư thiết yếu, triển khai các biện pháp chằng buộc, gia cố (đặc biệt quan tâm các công trình đang thi công, khu nhà cũ, yếu); có phương án di chuyển, đảm bảo an toàn đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị... trong nhà trường; khơi thông hệ thống thoát nước để phòng chống mưa lớn trước, trong và sau bão, có thể gây ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp... đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản. 4. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn, xử lý các sự cố theo phương châm ”4 tại chỗ” khi có yêu cầu. Kiểm tra kĩ các phòng học, phòng chức năng, phòng nội trú, bán trú, nhà bếp, nhà ăn. Gia cố chằng chống ngay lập tức cửa của các phòng, mái tôn có nguy cơ không chịu được sức gió của bão số 3 đảm bảo chắc chắn, an toàn.
Liên hệ chặt chẽ với Ban Chỉ huy phòng chống lụt, bão của địa phương nắm chắc tình hình, có biện pháp phối hợp phòng, chống kịp thời, hiệu quả.
Thường xuyên theo dõi bản tin thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, khẩn trương triển khai các phương án phòng, chống thiên tai, lũ, lụt ngay từ khi có nguy cơ xảy ra.
Tổ chức đội xung kích từ 10 người trở lên (gồm các thành viên BGH, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, đoàn thể, các đồng chí đoàn viên thanh niên và nhân viên bảo vệ trường) ứng cứu kịp thời khi cần thiết.
Triển khai chằng buộc nhà cửa, che chắn, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường trước khi mưa bão và nhất là trước khi nghỉ hè.
Kiểm tra thư viện, kho thiết bị, phòng máy tính đảm bảo các cửa được buộc cẩn thận, để các trang thiết bị, sách vở, hồ sơ… lên bệ cao, trong tủ, phủ ni lông đề phòng cửa bị mưa hắt ướt.
Chặt, tỉa cấy cối trong khu vực trường đảm bảo quang đãng, hạn chế thiệt hại cho các công trình xây dựng do cây to đổ khi mưa bão gây ra. Sắp xếp, gia cố các chậu cây cảnh vào các vị trí an toàn, không để chậu cảnh trên tầng cao.
Chủ động chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cho người trực trong những ngày bão, lụt (phòng trực, áo mưa, đèn pin, thực phẩm…)
Khi bão, lũ, lụt xảy ra:
Cử người trực ở trường 24/24 giờ, kịp thời khắc phục, giải quyết hậu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Tổ chức dạy học bù chương trình khi học sinh phải nghỉ học. Việc học bù chương trình phải được bố trí kịp thời vào buổi 2, không để tình trạng chậm chương trình.
Trong khoảng thời gian được phân công, các thành viên phải có mặt tại đơn vị trực nghiêm túc và giải quyết các công việc phát sinh thuộc giới hạn cho phép. Với những vụ việc ngoài khả năng giải quyết, đề nghị các tổ trực liên lạc với lãnh đạo nhà trường hoặc cho lãnh đạo địa phương cho Sở Giáo dục và Đào tạo để xin ý kiến chỉ đạo.
Báo cáo nhanh tình hình sau bão, lụt, thiên tai về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp và xin ý kiến chỉ đạo.
Huy động lực lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên và Ban đại diện Cha mẹ học sinh tham gia khắc phục hậu quả, thu dọn vệ sinh trường lớp sau mưa bão.
Sau đây là một số hình ảnh về công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại nhà trường